Đau mỏi vai gáy là một tình trạng thường gặp, nguyên nhân thường do các cơ bị căng do sai tư thế như ngồi máy tính quá lâu. Viêm xương khớp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mỏi vai gáy.
Đôi khi, đau nhức vai gáy có thể là một triệu chứng của một bệnh khác. Bệnh nhân nên đi khám nếu các cơn đau vai gáy đi kèm với cảm giác tê hoặc mất sức ở cánh tay hay bàn tay hoặc đau dữ dội ở vai hoặc phần dưới cánh tay.
Triệu chứng đau mỏi vai gáy
-
Cơn đau thường nặng hơn khi đầu giữ nguyên tại một vị trí trong một thời gian dài như khi lái xe hoặc làm việc trên máy tính…
-
Co thắt cơ, cứng cơ.
-
Khó cử động đầu.
-
Đau đầu.
Nguyên nhân đau nhức vai gáy
Gáy có vai trò hgiữ cân bằng trọng lượng của đầu, vì vậy bộ phận này dễ bị tổn thương. Tình trạng đau vai gáy có thể gây đau và hạn chế khả năng cử động. Những nguyên nhân gây đau vai gáy có thể là
-
Căng cơ: Ngồi quá lâu, dành nhiều giờ ngồi trước máy tính hoặc điện thoại có thể gây căng cơ. Thậm chí thói quen nằm đọc hoặc nghiến răng cũng có thể gây căng cơ vai gáy.
-
Mòn khớp: Cũng như các khớp khác trên cơ thể, khớp vai gáy cũng bị mòn dần khi về già. Viêm xương khớp khiến cho lớp sụn có tác dụng hỗ trợ cho xương bị mòn đi. Từ đó hình thành các gai xương làm ảnh hưởng tới khả năng cử động và gây đau.
-
Chèn ép dây thần kinh: Thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương hình thành ở các đốt sống cổ cũng có thể chẹn lên các dây thần kinh. Và khiến cho các dây thần kinh bong ra khỏi cột sống gây đau.
-
Chấn thương: Chấn thương do tai nạn xe cộ khiến cho đầu bị va đập mạnh làm căng các mô mềm ở vai gáy.
-
Một số bệnh khác: Một số tình trạng như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não hoặc ung thư cũng có thể gây đau vai gáy.
Phòng chống đau nhức vai gáy
Hầu hết các cơn đau đều do sai tư thế kết hợp với tình trạng thoái hóa xương khớp theo thời gian. Để ngăn chặn các cơn đau nhức vai gáy bệnh nhân đau vai gáy nên thay đổi một số thói quen hằng ngày như:
-
Đứng hoặc ngồi đúng tư thế. Đứng hoặc ngồi đúng tư thế bằng cách giữ cho vai thẳng với hông.
-
Nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian làm việc. Đứng dậy và đi lại để kéo căng cơ vai gáy sau khi ngồi một lúc lâu trước máy tính.
-
Điều chỉnh bàn làm việc và ghế, đặt máy tính thẳng với tầm mắt. Nên giữ đầu gối thấp hơn hông một chút, nên sử dụng loại ghế có tay vịn.
-
Tránh kẹp điện thoại giữa tai và vai khi nghe điện thoại. Nên nghe điện thoại bằng tai nghe hoặc loa ngoài thay vì áp sát điện thoại vào tai.
-
Tránh mang, vác nặng.
-
Nằm ngủ đúng tư thế, đầu và cổ nên thẳng với cơ thể. Sử dụng một chiếc gối nhỏ đặt dưới gáy và cố gắng nằm ngửa khi ngủ, đùi đặt trên một chiếc gối.
Chẩn đoán đau nhức vai gáy
Tình trạng đau nhức vai gáy có thể được chẩn đoán bằng những cách dưới đây:
-
Kiểm tra tiền sử mắc bệnh, kiểm tra tình trạng yếu cơ, tê cơ cũng như quan sát khả năng cúi đầu, ngửa đầu, nghiêng trái, nghiêng phải.
-
Chụp X quang: Phương pháp này cho biết vị trí các dây thần kinh hoặc cột sống bị chèn do các gai xương hoặc do các vấn đề liên quan đến thoái hóa khớp.
-
Chụp CT kết hợp với chụp X quang cung cấp hình ảnh từ nhiều góc cạnh khác nhau cùng với hình ảnh chi tiết của cấu trúc bên trong của vai gáy.
-
Chụp MRI: Phương pháp này sử dụng các tia sóng radio và từ trường mạnh để thu những hình ảnh chi tiết của xương và các mô mềm bao gồm cột sống và các dây thần kinh cột sống.
-
Điện cơ đồ (EMG): Nếu nguyên nhân gây đau vai gáy liên quan đến tình trạng dây thần kinh bị chẹn, bệnh nhân có thể được chẩn đoán bằng phương pháp điện cơ đồ.
-
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể cho biết nguyên nhân đau nhức vai gáy liên quan đến tình trạng viêm nhiễm.
Điều trị đau mỏi vai gáy
Hầu hết những cơn đau vai gáy từ nhẹ tới vừa đều có thể điều trị bằng cách tự chăm sóc trong vòng từ 2-3 tuần. Nếu cơn đau kéo dài, bệnh nhân cần chuyển sang phương pháp điều trị khác. Một trong số đó có thể tham khảo gói chuyên trị đau mỏi vai gáy THABISPA của chúng tôi.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên của chúng tôi để được tư vấn kịp thời.
—–