Những điều bạn cần biết khi khám bệnh xương khớp và cột sống

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống

Bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi. Những căn bệnh xoay quanh xương khớp và cột sống luôn cần lời giải đáp mỗi ngày. Hiểu được nỗi lo đó,  trilieudongy.com.vn sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin về các bệnh liên quan, cũng như lưu ý khi khám bệnh xương khớp và cột sống ngay sau đây.

Các bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống

Hiện nay có rất nhiều bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống. Những bệnh này có thể bắt gặp ở bất kỳ ai, độ tuổi nào. Mỗi người có cơ địa cũng như lối sống, sinh hoạt khác nhau. Điều này ảnh hưởng và hình thành nên các vấn đề về xương khớp và cột sống. Hãy điểm qua một vài bệnh lý phổ biến như sau:

  • Bệnh viêm khớp: viêm khớp được chia thành mãn tính hoặc cấp tính. Những người mắc bệnh viêm khớp thường chủ yếu là do vấn đề về tuổi tác, dẫn đến tình trạng lão hóa xương.
  • Loãng xương: bệnh lý này cũng khá phổ biến, dễ gặp ở người lớn tuổi bị mất mật độ xương, làm cho xương trở nên mỏng và dễ gãy.
  • Vẹo cột sống: Người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ vị thành niên có nguy cơ mắc bệnh vẹo cột sống cao. Nguyên nhân là do tư thế ngồi học và làm việc không được đúng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống.
  • Đau cột sống: Có thể do các vấn đề như thoát vị đĩa đệm, viêm dây thần kinh, gai cột sống và xương tiết lưu.
Các bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống
Các bệnh lý liên quan đến xương khớp và cột sống

Khi nào thì nên khám bệnh xương khớp và cột sống

Nếu mắc phải các vấn đề về xương khớp và cột sống, người bệnh không nên chần chừ mà hãy đến các bệnh viện, trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị. Đối với tình trạng bệnh khác nhau mà hướng điều trị cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi vừa mới phát hiện những cơn đau ban đầu, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Việc điều trị càng sớm sẽ giúp tránh được tình trạng đau nhức kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày.

Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong khả năng di chuyển của mình hãy nghĩ đến việc khám bệnh xương khớp và cột sống ngay. Một số dấu hiệu như khó khăn khi uốn cong, xoay cổ hay khi đứng dậy hoặc ngồi xuống…đều tiềm ẩn những căn bệnh mãn tính cần được điều trị sớm. Vì thế, hãy tìm hiểu các nguyên nhân và điều trị theo khuyến nghị của bác sĩ. Tránh tình trạng để bệnh tình kéo dài, chỉ uống thuốc giảm đau sẽ làm bệnh nặng hơn.

Nên đi khám bệnh xương khớp và cột sống sớm
Nên đi khám bệnh xương khớp và cột sống sớm

Những lưu ý khi đi khám bệnh

Khi đến thăm khám lại các bệnh viện, cơ sở y khoa về vấn đề xương khớp và cột sống, người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi khám: Nếu bạn đến các bệnh viện thì nên chuẩn bị giấy bảo hiểm y tế. Ngoài ra nếu đến phòng khám thì chỉ cần căn cước công dân. Ngoài ra một danh sách các triệu chứng, cảm nhận và câu hỏi mà bạn muốn thảo luận với bác sĩ cũng cần được ghi chép trước. Điều này giúp bạn không quên thông tin quan trọng khi đến khám.
  • Luôn thành thật với bác sĩ: Đừng ngại chia sẻ thông tin về tình trạng sức khỏe của bạn. Thay vào đó, hãy trả lời mọi câu hỏi của bác sĩ một cách trung thực và chi tiết nhất để giúp việc chẩn đoán và lập phác đồ điều trị chính xác.
  • Lắng nghe và ghi chép: Trong quá trình thăm khám, chắc hẳn bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bệnh tình của bạn. Vì thế hãy ghi chú lại những thông tin này phòng khi bạn sẽ quên khi về đến nhà.

Xem thêm: Dịch vụ trị liệu chuyên sâu cổ vai gáy

Cách giảm thiểu khả năng mắc bệnh xương khớp và cột sống

Để giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về xương khớp hay cột sống, bất kỳ ai cũng phải cần có trách nhiệm với bản thân mình. Cụ thể, cần tìm hiểu về những căn bệnh này cũng như cách phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình mà bạn có thể tham khảo:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và chất xơ để duy trì sức khỏe xương tốt, tránh loãng xương. Đồng thời tránh xa những thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, rượu, bia và thuốc lá…
  • Tập thể dục đều đặn: Thực hiện các bài tập và hoạt động vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này không chỉ khiến cơ xương khớp luôn khỏe mạnh, dẻo dai mà còn giúp duy trì sức khỏe.
  • Điều chỉnh tư thế và cử động hàng ngày: Hạn chế thời gian ngồi lâu mỗi ngày và đảm bảo tư thế khi ngồi và đứng luôn thẳng để giảm áp lực lên cột sống và xương khớp. Giữ lưng thẳng, vai thẳng và đặt đôi chân hợp lý khi ngồi trong một thời gian dài.
Điều chỉnh tư thế ngồi để tránh mắc bệnh cột sống
Điều chỉnh tư thế ngồi để tránh mắc bệnh cột sống

Vậy là bài viết https://trilieudongy.com.vn/ mang đến hôm nay đã ít nhiều giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về vấn đề xương khớp và cột sống. Hy vọng với những thông tin này, các bạn có thể cân nhắc và đưa ra quyết định khám bệnh xương khớp và cột sống ngay khi có những dấu hiệu đau đầu tiên.