Đông y là một phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Trung Quốc và phát huy tác dụng đối với nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu về nguyên lý điều trị, ưu nhược điểm của phương pháp này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc: trị liệu đông y là gì?
Trị liệu đông y là gì?
Bên cạnh các phác đồ điều trị theo Tây Y, bệnh nhân có thể tham khảo và điều trị theo các bài thuốc đông y. Vậy trị liệu đông y là gì?
Phương pháp điều trị này có nguồn gốc từ nền y học truyền thống tại các quốc gia phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Khi điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp trị liệu, trong đó có thể kể tới như: châm cứu, bấm huyệt hoặc xoa bóp… Nhìn chung, các phương pháp điều trị này tương đối an toàn, nếu được thực hiện đúng kỹ thuật, bệnh nhân sẽ cảm nhận được sức khỏe cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh đó, trong trị liệu đông y, các bài thuốc có nguồn gốc chủ yếu từ thiên nhiên. Thầy thuốc sẽ dựa vào dược tính của từng sản phẩm rồi kết hợp các bài thuốc phù hợp với nhau để điều trị triệu chứng của từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị đông y cũng có nhiều điểm khác biệt so với tây y. Cụ thể, khi điều trị theo phương pháp đông y, thầy thuốc sẽ tuân thủ thuyết âm dương – ngũ hành. Thầy thuốc tập trung vào yếu tố điều hòa, cân bằng để người bệnh cải thiện tình hình sức khỏe.
Các hình thức chẩn đoán bệnh theo phương pháp đông y bạn nên biết
Sau khi tìm hiểu trị liệu đông y là gì, người bệnh cần nắm được các hình thức chẩn đoán bệnh mà thầy thuốc sử dụng.
Để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, thầy thuốc thường quan tâm tới 4 phương pháp, đó là vọng chẩn, vấn chẩn, văn chẩn và thiết chẩn. Những phương pháp này không hề sử dụng thiết bị y tế hiện đại để theo dõi, chẩn đoán giống như cách điều trị của tây y.
Cụ thể, thầy thuốc sẽ dùng phương pháp vọng chẩn để quan sát thể trạng của bệnh nhân, đây là một cách để khám tổng quát. Ngoài ra, thầy thuốc cũng quan tâm tới tiền sử mắc bệnh của người bệnh, các triệu chứng họ gặp phải để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Phương pháp này được gọi là vấn chẩn.
Trong đông y, thầy thuốc sử dụng phương pháp văn chẩn nhằm mục đích theo dõi những âm thanh từ cơ thể bệnh nhân và xác định đặc điểm của chúng. Thầy thuốc thường chú ý tới tiếng ho, tiếng thở của người bệnh để nắm được tình trạng sức khỏe.
Để xác định tình trạng, đặc điểm của tạng phủ, bệnh nhân sẽ được khám theo phương pháp thiết chẩn. Lúc này, thầy thuốc có thể sờ, nắn một số vị trí trên cơ thể của bệnh nhân, ví dụ như da, khu vực bụng hoặc tay chân…
Xem thêm: Dịch vụ trị liệu chuyên sâu cổ vai gáy
Phương pháp trị liệu đông y được áp dụng phổ biến
Khi đã giải đáp được thắc mắc: trị liệu đông y là gì, chắc hẳn bạn sẽ tò mò muốn biết những phương pháp trị liệu nào đã và đang được áp dụng. Trong điều trị đông y, đa phần bệnh nhân sẽ được châm cứu để xử lý tình trạng rối loạn ở tạng phủ. Nguyên tắc châm cứu phải tuân thủ theo hoạt động hệ thống kinh mạch. Thầy thuốc khi châm cứu phải xác định chính xác huyệt đạo và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Hiện nay, phương pháp xoa bóp, massage cũng được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Phương pháp này còn được gọi là dưỡng sinh đông y. Thực hiện dưỡng sinh trị liệu ở từng vị trí trên cơ thể sẽ đem lại hiệu quả khác nhau.
Bệnh nhân thường xuyên đau đầu, chóng mặt, ngủ không ngon giấc, hay rụng tốc nên tham khảo liệu trình dưỡng sinh đông y dành cho vùng đầu. Trong khi đó, liệu trình dưỡng sinh đông y vùng vai gáy sẽ đem lại hiệu quả tốt đối với bệnh nhân có tiền sử đau mỏi vai gáy…
Song song đó, thầy thuốc có thể bốc thuốc đông y cho bệnh nhân để điều trị bệnh từ bên trong. Như đã nêu trên, thuốc đông y là những thảo dược an toàn đối với sức khỏe, ít khi gây ra biến chứng hoặc tác dụng phụ cho người người.
Ưu và nhược điểm khi trị liệu đông y
Hiểu trị liệu đông y là gì, chúng ta có thể biết được những ưu và nhược điểm của phương pháp này. Không thể phủ nhận rằng trị liệu đông y là phương pháp điều trị khá an toàn, thuốc điều trị hầu hết là thảo dược có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình sử dụng, bệnh nhân không cần lo lắng về các tác dụng phụ có thể gặp phải. Đặc biệt, thuốc đông y sẽ không gây tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc, do đó người bệnh có thể sử dụng trong một thời gian dài.
Điều trị bằng phương pháp đông y phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và phải điều trị trong một thời gian dài. Đồng thời, các phác đồ điều trị theo đông y hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cực kỳ tốt.
Tuy nhiên, trị liệu đông y vẫn còn một số điểm hạn chế. người bệnh phải thực sự kiên trì điều trị mới thấy sự thay đổi. Bởi vì, thảo dược sử dụng trong đông y phát huy tác dụng chậm hơn so với thuốc tây y. Trong thời gian đầu sử dụng, bệnh nhân có thể chưa quen với hương vị và cách uống thuốc.
Chắc hẳn qua bài viết này chúng ta đã hiểu trị liệu đông y là gì và nắm được một số phương pháp điều trị phổ biến. Khi điều trị bằng phương pháp đông y, bệnh nhân hãy kiên trì và tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.