KHẮC PHỤC BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Mẹo đơn giản làm dịu đau cổ vai gáy
Ngày nay, với lối sống ngồi nhiều và thường xuyên sử dụng máy tính tại văn phòng, đau cổ vai gáy là vấn đề sức khỏe phổ biến đối với nhiều nhân viên văn phòng. Cảm giác đau nhức, cứng cổ và vai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp và bí quyết giúp khắc phục và ngăn chặn tình trạng đau cổ vai gáy mà bạn có thể thực hiện trong môi trường làm việc văn phòng.

Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy là trạng thái đau nhức và cảm giác co cứng ở khu vực vai gáy. Các triệu chứng thường bắt đầu từ những cơn đau nhẹ và âm ỉ, sau đó tăng lên khi thực hiện các hoạt động như đứng lâu, ngồi lâu, hoặc hắt hơi. Đau có thể lan ra tay và chân, gây mệt mỏi và khó khăn trong việc vận động. Đặc biệt, khi thời tiết trở lạnh, sự thay đổi nhiệt độ có thể làm giảm khả năng lưu thông máu, làm tăng đau nhức trong khu vực này.
KHẮC PHỤC BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
KHẮC PHỤC BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Các bệnh lý gây đau mỏi vai gáy:

  • Cơ: Tình trạng cơ hoạt động thiếu dưỡng gây ra viêm và đau
  • Khớp: Viêm khớp phản ứng, trật khớp cổ vai
  • Xương: Chấn thương xương, thiếu xương, loãng xương
Ngoài ra, đau vùng vai gáy cũng có sự đóng góp của các bệnh lý nội khớp ví dụ như: Viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp cấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do tang acid uric
KHẮC PHỤC BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
KHẮC PHỤC BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Đau cổ vai gáy được chẩn đoán như thế nào?

Để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng đau cổ vai gáy, bác sĩ sẽ tiến hành quá trình chẩn đoán, từ đó xác định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho bệnh nhân.

Sau khi bệnh nhân được kiểm tra tiền sử bệnh và thăm khám, các xét nghiệm sẽ được thực hiện để đánh giá chi tiết về vùng cổ vai gáy. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  1. X-quang: Hình ảnh X-quang thông thường có thể hiển thị thông tin về khoảng cách giữa hai xương cột sống, các vấn đề như viêm khớp, khối u, trượt đĩa đệm, hẹp ống sống, gãy xương, và lệch cột sống.
  2. MRI (Chụp cộng hưởng từ): Phương pháp chẩn đoán không xâm lấn này có khả năng tiết lộ chi tiết về yếu tố thần kinh (liên quan đến thần kinh), tủy sống, và dây chằng.
  3. Myelography/Chụp CT: Cung cấp hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của vùng cổ vai gáy, giúp bác sĩ đánh giá rõ hơn về cấu trúc và tình trạng của khu vực này.
  4. Nghiên cứu chẩn đoán điện (EMG và NCV): Sử dụng để chẩn đoán các vấn đề như đau cổ và vai, đau cánh tay, tê và ngứa ran bằng cách đo điện cơ và tốc độ dẫn truyền thần kinh.

Những thông tin thu được từ các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng của bệnh nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để giảm đau và khôi phục sức khỏe.

4 nguyên nhân gây đau lưng và cách chữa đơn giản không ngờ

Dịch vụ trị liệu đau cổ vai gáy bằng phương pháp đông y ngũ hành

KHẮC PHỤC BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG
KHẮC PHỤC BỆNH ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG

Đau vai gáy phải làm sao?

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp xử trí tại nhà:
  • Nghỉ ngơi: Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động xoay vặn cổ để giảm đau nhức vai gáy.
  • Chườm ấm/lạnh: Chườm ấm hoặc chườm lạnh lên phần vai gáy bị đau khoảng 15 phút, cơn đau sẽ dịu đi đáng kể.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng: Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu và xoa dịu cơn đau nhức.
  • Bài tập kéo giãn cơ tại nhà: Tập bài tập kéo giãn cơ, lưu thông khí huyết cũng là cách giảm đau nhức vai gáy hiệu quả, chẳng hạn như kéo giãn cơ cổ bên, cuộn cổ, căng cơ tay chéo,…Nếu sau 2-3 ngày áp dụng các cách trên mà cơn đau vẫn không khỏi, đây có thể là triệu chứng của bệnh lý xương khớp. Bạn cần đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương diễn ra thuận lợi hơn. Dưới đây là các nhóm thực phẩm quan trọng người bệnh cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày để hỗ trợ điều trị đau vai gáy hiệu quả:
    • Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin C
    • Trái cây, rau củ quả giàu thành phần Vitamin A
    • Thực phẩm giàu Canxi
    • Thực phẩm giàu Vitamin D
    • Thực phẩm giàu Protein
  • Uống đủ nước: Mỗi ngày, người bệnh nên bổ sung đủ từ 2 – 2,5 lít nước để hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả.
  • Tập các bài tập giãn cơ: Các bài tập có tác dụng thư giãn vùng cổ vai gáy, tăng cường sức mạnh cho vùng cơ cổ, thúc đẩy lưu thông máu người bệnh có thể tìm đến các bài tập yoga, thiền…

Những cách chữa đau vai gáy có thể được sử dụng lúc này:

Dùng thuốc:

  • Thuốc giảm đau và chống viêm là những phương pháp hiệu quả để giảm cơn đau mỏi nhanh chóng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là tuân thủ liều lượng và loại thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Tự ý thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan thận và làm giảm hiệu quả của liệu pháp.

Vật lý trị liệu:

  • Vật lý trị liệu là một phương pháp phổ biến và hiệu quả. Bằng cách sử dụng bài tập vận động thể lực và thiết bị hiện đại như sóng âm, ánh sáng, và nhiệt độ, vật lý trị liệu giúp giảm chèn ép dây thần kinh, phục hồi tổn thương mô, và làm giảm đau nhức vai gáy.

Trị liệu thần kinh cột sống:

  • Phương pháp này hỗ trợ giải quyết các vấn đề về rối loạn thần kinh cột sống cổ mà không cần sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật. Bác sĩ sử dụng tay để nắn chỉnh đốt sống cổ, đưa các sai lệch về đúng vị trí, giải phóng chèn ép dây thần kinh, và kích thích khả năng tự lành tự nhiên. Điều này giúp điều trị tận gốc cơn đau vai gáy, khôi phục khả năng vận động và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

TENS (kích thích dây thần kinh điện qua da):

  • Máy TENS, chạy bằng pin và được đặt trên vùng đau, sử dụng điện áp thấp để tạo ra cảm giác ngứa ran dễ chịu, giúp giảm đau hiệu quả.

Phẫu thuật:

  • Trong trường hợp thuốc và các phương pháp khác không giúp giảm đau cổ vai gáy, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng. Điều trị phẫu thuật sẽ được thực hiện nếu có dây thần kinh hoặc tủy sống bị chèn ép gây ra yếu ở cánh tay hoặc nếu cơn đau dữ dội không giảm.