Đau bả vai do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Do đó, việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp người bệnh nhận được phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nghiêm trọng.
Đau khớp bả vai là gì?
Đau khớp vai là một tình trạng thường gặp, thường gây ra bởi sự rối loạn trong hệ thống thần kinh cảm giác ở tủy sống cổ. Triệu chứng của đau khớp bả vai có thể thay đổi tùy theo mức độ và nguyên nhân. Người bệnh có thể cảm thấy đau ở một hoặc cả hai bên vai, và đau có thể là một cảm giác cố định hoặc lan rộng đến vùng cổ, gáy, và cánh tay. Đôi khi, đau xương vai có thể kèm theo cảm giác tê mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, và sự không ổn khi di chuyển.
Nguyên nhân và đối tượng dễ bị đau khớp bả vai
Chứng đau vai phổ biến ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở một số đối tượng:
- Những người lớn tuổi có hệ thống miễn dịch, hệ thống cơ xương khớp, khả năng vận động giảm dần. Trong đó hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên khả năng bị đau vai của người lớn tuổi cao hơn những người khác.
- Nhân viên văn phòng như lập trình viên, kế toán, kiến trúc sư… cũng là đối tượng thường hay mắc phải chứng bệnh đau cơ vai, đau khớp vai phải, trái do tần suất ngồi trước máy tính quá lâu và ít vận động.
- Vận động viên thể thao hoặc người vận động quá sức (vận động viên bóng rổ, cử tạ, người phải khuân vác đồ nặng) có nguy cơ gặp chấn thương cao, gây tổn thương trực tiếp như gãy xương hoặc trật khớp vai. Các tổn thương này nếu không được điều trị dứt điểm, lâu ngày có thể dẫn đến viêm xương khớp vai, thậm chí tăng nguy cơ thoái hóa khớp vai mới khởi phát.
Triệu chứng có thể xuất hiện ở khớp bả vai
Người bị đau nhức bả vai sẽ tùy theo nguyên nhân mà có các triệu chứng khác nhau như:
- Đau nhức dữ dội vùng bả vai, có thể lan sang các bộ phận khác như cổ, cánh tay, cẳng tay, bàn tay
- Sưng, bầm tím vùng bả vai, quanh khớp hoặc cánh tay
- Chấn thương, biến dạng khớp vai, cánh tay
- Cơn đau vai hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi, có thể kéo dài thời gian lâu và tăng lên khi hoạt động
- Người bệnh không thể nâng cánh tay, xoay vai và các hoạt động khác.
- Sưng nóng đỏ vùng bả vai, có thể kèm sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng
- Một số trường hợp có thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như đau bụng, khó thở, tăng nhịp tim khi cơn đau xuất hiện.
Cách điều trị
Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng:
- Chườm vai: Chườm lạnh giúp giảm tình trạng đau nhức. Chườm nóng lại giúp lưu thông máu và giãn không gian ở khớp vai. Lưu ý chỉ tiến hành chườm nóng khi không đi kèm biểu hiện sưng đỏ và nên thực hành trước khi đi ngủ.
- Nghỉ ngơi đúng cách: Đây là biện pháp hữu hiệu nhất để bả vai được thư giãn và có khoảng thời gian hồi phục. Như vậy bả vai sẽ bớt sưng tấy và giảm đau.
- Vật lý trị liệu
- Tập các bài tập nhẹ như duỗi cơ vai, ngực,…
Đối với trường hợp bệnh nặng hơn cần có sự can thiệp chuyên sâu để khắc phục. Tùy vào trường hợp bệnh, bác sĩ có thể chỉ định:
- Sử dụng thuốc
- Phẫu thuật: thường là phẫu thuật nội soi khớp vai. Bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi dài mảnh vào vùng vai để dễ dàng quan sát toàn bộ bả vai. Sau đó sẽ rạch vết nhỏ để điều trị.
Xem thêm: Dịch vụ chắm sóc cổ vai gáy chuyên sâu
Tất nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn là biện pháp hiệu quả nhằm đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt nhất. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để bảo vệ bả vai của mình.
- Trước khi chơi thể thao nên tập một số động tác để khởi động, giãn cơ.
- Không luyện tập thể thao ở cường độ cao trong thời gian dài.
- Có chế độ dinh dưỡng khoa học: bổ sung canxi, vitamin D trong các thực phẩm cá, trứng, sữa, đậu phụ, sữa, nấm,… giúp duy trì cơ xương khớp chắc khỏe.
- Tập thể dục thường xuyên để dẻo dai xương cốt
- Khám sức khỏe chuyên khoa cơ xương khớp định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó điều trị kịp thời.
Phương pháp phòng tránh
Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa các cơn đau nhức bả vai trong quá trình sinh hoạt và lao động:
- Tránh làm việc quá sức trong nhiều giờ liền trước màn hình máy tính. Cần nghỉ ngơi sau khoảng 45 phút đến 50 phút sau khi làm việc với dân văn phòng.
- Tránh việc thường xuyên mang vác nặng.
- Thận trọng trong những sinh hoạt hàng ngày như tham gia giao thông, chơi thể thao để tránh chấn thương khớp vai.
- Không thay đổi các hoạt động và tư thế vai đột ngột.
- Nên thực hiện các bài tập giãn cơ đầy đủ để làm nóng và co duỗi vai trước khi vận động.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn sau những công việc sử dụng vai trong thời gian dài.
- Cần tránh những tác động chèn ép vai có thể gây căng cứng cơ vai.
Đau nhức bả vai là tình trạng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị đơn giản để giúp giảm đau. Nếu đau nhức bả vai nặng nề hoặc do nguyên nhân bệnh lý thì nên đi khám chuyên khoa để được điều trị theo đúng nguyên nhân.