Nếu bạn đang gặp khó khăn trong vận động, làm việc và cần phục hồi chức năng, hãy tham khảo phương pháp vật lý trị liệu. Hiện nay, rất nhiều hình thức luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe được áp dụng và đem lại hiệu quả bất ngờ. Chúng ta có thể tham khảo và áp dụng ngay nhé!
Vật lý trị liệu là gì?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, bệnh nhân gặp vấn đề về vận động có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Đây là phương pháp điều trị không xâm lấn, hỗ trợ phục hồi và duy trì sức khỏe, khả năng vận động tương đối tốt.

Hiện nay, trong quá trình luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe, bệnh nhân sẽ được kết hợp sử dụng sóng âm, ánh sáng hoặc vận động cơ học. Những yếu tố trên được tác động trực tiếp lên cơ thể và giúp cải thiện tình trạng đau nhức và sức khỏe cho người bệnh. Nhìn chung, phương pháp điều trị này khá an toàn, nếu kiên trì thực hiện, bệnh nhân sẽ nhận được những hiệu quả bất ngờ.
Bệnh nhân đau nhức cơ thường được tư vấn tập vật lý trị liệu để không phụ thuộc vào thuốc quá nhiều trong quá trình điều trị. Đồng thời, nhờ duy trì luyện tập đều đặn, đúng kỹ thuật, một số bệnh nhân không cần phải thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Bệnh nhân vừa điều trị bại liệt hoặc mới phẫu thuật xong cũng được khuyến khích thực hiện bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập này giúp họ nhanh chóng phục hồi khả năng vận động, sớm quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Không những vậy, người lớn tuổi cũng có thể tham khảo và luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe. Đây là cách giúp bạn chủ động phòng chống nguy cơ mắc bệnh tuổi già.
Các hình thức luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe
Để quá trình luyện tập đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần nắm được các hình thức tập vật lý trị liệu. Theo các chuyên gia, hai hình thức trị liệu chính đó là thụ động và chủ động. Tùy vào tình hình sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân, chuyên gia sẽ hướng dẫn cách luyện tập phù hợp.

Hình thức vật lý trị liệu thụ động
Đối với hình thức vật lý trị liệu thụ động, bệnh nhân không cần phải vận động quá nhiều, chuyên gia có thể cho bạn chườm nóng, chườm lạnh, sử dụng siêu âm hoặc kích điện nhằm mục đích giảm đau. Hình thức này thường đem lại hiệu quả đối với bệnh nhân đang đối mặt với những cơn đau cấp tính và cần kiểm soát cơn đau nhanh nhất có thể.
Chườm nóng, chườm lạnh giúp cơ bắp được thư giãn, quá trình lưu thông máu diễn ra suôn sẻ hơn, giảm đau tức thời. Bệnh nhân chỉ nên chườm trong vòng 15 – 20 phút mỗi ngày và cần lưu ý khi chườm trực tiếp đồ nóng hoặc lạnh trên cơ thể nhé!
Bên cạnh đó, siêu âm hoặc kích thích điện cũng hỗ trợ giảm đau, kiểm soát viêm tương tối tốt. Song, những hình thức trị liệu này thường áp dụng khi bệnh nhân có triệu chứng chứ không phải hình thức luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe.

Hình thức vật lý trị liệu chủ động
Trên thực tế, có rất nhiều bài tập vật lý trị liệu chủ động giúp bệnh nhân cải thiện khả năng vận động và tăng cường sức khỏe. Để việc luyện tập đạt hiệu quả, người bệnh nên luyện tập dưới sự hướng dẫn, theo dõi của chuyên gia vật lý trị liệu.
Thông thường, bác sĩ sẽ xác định chấn thương hoặc vấn đề sức khỏe của từng bệnh nhân rồi xây dựng kế hoạch luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe phù hợp nhất. Một số nhóm bài tập được sử dụng phổ biến là: bài tập giúp giãn cơ, tăng cường cơ bắp và một số bài tập hoạt động nhịp chậm.
Bài tập giãn cơ thường giúp bệnh nhân vận động thoải mái, dễ dàng hơn. Các bài tập này chủ yếu tập trung vào cơ bắp, gân, dây chằng và ổ đĩa. Trong giai đoạn đầu luyện tập, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn và thường xuyên bị căng cơ. Sau một thời gian làm quen, chúng ta bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể, vận động trở nên dễ dàng hơn.

Nhiều bệnh nhân bị yếu cơ, thường xuyên đối mặt với cơn đau nhức nên tham khảo bài tập cải thiện cơ bắp. Nếu duy trì luyện tập đều đặn, sức khỏe cơ bắp được cải thiện theo hướng tích cực, đồng thời hạn chế nguy cơ tái phát tình trạng yếu cơ. Đồng thời, các bài tập vật lý trị liệu này cũng góp phần cố định cột sống, tránh tình trạng cong vẹo cột sống xảy ra.
Nếu muốn luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe, chúng ta không nên bỏ qua các bài tập hoạt động nhịp chậm, ví dụ như: đạp xe, đi bộ hoặc trị liệu dưới nước. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân nên kiểm soát nhịp độ tập luyện và duy trì thực hiện hàng ngày.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn lựa chọn được hình thức luyện tập vật lý trị liệu duy trì sức khỏe phù hợp. Bệnh nhân hãy cố gắng luyện tập thường xuyên dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện sức khỏe cũng như khả năng vận động.