3 Cách Điều Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả

Thoái hóa khớp, và thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, vận động cá nhân. Loại bệnh này thường tiến triển nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm theo thời gian nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Cùng Mandala tìm hiểu về loại bệnh này và cách điều trị hiệu quả

1. Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hậu quả quá trình sinh học và cơ học làm mất đi lớp đệm tự nhiên là sụn và xương dưới sụn, sụn thoái hóa khiến cho xương cọ xát vào nhau làm xơ hóa xương dưới sụn, tạo gai xương và hốc xương dưới sụn gây sưng đau, cứng khớp. Thoái hóa khớp gối đến từ nhiều yếu tố: tuổi tác, di truyền, chuyển hóa và chấn thương…

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới chiếm tỷ lện đến 80%. Thoái hóa khớp thường tăng theo độ tuổi. Ở độ tuổi dưới 26, chỉ khoảng 4,6% ở nam, 4,9% ở nữ. Đến độ tuổi 27- 45, tỉ lệ này lại tăng với 18,6% ở nam và 9,3% ở nữ. Đến độ tuổi 46 – 60 tỉ lệ thoái hóa khớp gối tăng lên đến là 50%.\

Tổng quan về bệnh xương khớp

Cấu tạo và chức năng của khớp gối

Cấu tạo của khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày. Đầu gối được tạo hai đầu xương kể trên hay còn gọi là lồi cầu và mâm chày, dây chằng, sụn, gân, bánh chè…

  • Sụn bao bọc hai đầu xương. Bao gồm sụn chêm trong và sụn chêm ngoài.

  • Các dây chằng “cột” lấy hai đầu xương để giữ chúng không “chệch” khỏi vị trí. Dây chằng trong và dây chằng ngoài sẽ bao lấy 2 bên đầu xương, dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau ở trung tâm.

  • Xương bánh chè nằm trong hệ thống gân duỗi gối và trượt trên mặt khớp.

  • Ngoài ra còn có bao hoạt dịch có vai trò làm trơn và nuôi dưỡng sụn khớp nằm ở mặt trong gối.

Tại sao khớp gối dễ bị đau và dễ bị thoái hóa nhất?

Bởi khớp gối vừa là cơ quan vận động nhiều nhất, vừa là nơi chịu áp lực mạnh nhất khi trọng lượng cơ thể tăng lên. Theo thời gian, nếu không được bảo vệ, sụn và xương dưới sụn bị bào mòn dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối.

Xem thêm: Dịch vụ trị liệu chuyên sâu cổ vai gáy

2. Triệu chứng, biểu hiện thoái hóa khớp gối

Khi cơ thể bị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng sau:

  • Đau nhức: Đây là triệu chứng đầu tiên mà người bị thoái hóa khớp gối cảm nhận được. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau sẽ tăng dần theo thời gian khi người bệnh di chuyển hoặc vận động. Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng lạo xạo, lục cục ở khớp gối.

  • Cứng khớp: Triệu chứng tiếp theo mà người bệnh nhận thấy khi thức dậy là cứng cơ khớp đầu gối, người bệnh không thể cử động, co duỗi chân bình thường được mà phải đợi 10-20 phút để khớp giãn ra.

  • Sưng tấy, khó vận động: Thoái hóa khớp gối còn có biệu hiện đầu gối bị sưng tấy, cứng cơ, khó co duỗi vì vậy vận động, đi lại khó khăn.

  • Khớp gối bị teo ổ khớp, biến dạng: Đây là dấu hiện viêm khớp gối ở giai đoạn nặng, lúc này sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, cần có biện pháp ngay.

 

3. Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thường do những nguyên nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Ở người lớn tuổi, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ.

  • Cân nặng: Bên cạnh đó, cân nặng và công việc cũng là nguyên nhân làm thoái hóa khớp gối nhanh hơn. Bởi khớp gối chịu áp lực mạnh nhất từ trọng lượng cơ thể. Và đặc biệt thói quen sinh hoạt, những người làm công việc chân tay, đứng lâu, khuân vác nặng cũng là nguyên nhân làm khớp rối thoái hóa nhanh hơn.

  • Chấn thương: do va chạm, ngã… do tai nạn là nguyên nhân trực tiếp làm tổn thương khớp gối nhưng không được điều trị dứt điểm.

  • Ngoài ra, việc sinh hoạt không đúng tư thế, ngủ sai tư thế, ngồi hoặc đứng quá lâu, tập luyện quá sức, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối nhanh hơn.

4. Điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả như thế nào?

Người mới bị thoái hóa khớp gối nên làm gì? Trả lời câu hỏi này, theo các chuyên gia, ở giai đoạn sớm người bệnh thoái hóa khớp gối sẽ được ưu tiên khắc phục bằng chế độ dinh dưỡng, vận động.

Giảm cân, thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trước hết người bệnh sẽ được yêu cầu giảm cân nếu cơ thể có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Thống kê cho thấy có 78% người bị thoái hóa khớp gối là người béo phì. Do đó điều đầu tiên cần làm chính là kiểm soát cân nặng. Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp gối cũng hết sức quan trọng. Một số loại thực phẩm sẽ được thêm vào khẩu phần ăn hằng ngày để hỗ trợ phục hồi cơ xương khớp. Ngược lại người bệnh cũng được yêu cầu kiêng những chất có hại với khớp.

Người thoái hóa khớp gối nên ăn các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích…). Các loại nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò, bê cung cấp rất nhiều glucosamin và chonroitin. Đây là những hợp chất tự nhiên cấu thành sụn; ăn ngũ cốc, đậu nành, các loại trái cây giàu vitamin C… Tuy nhiên, đây chỉ mới là những bước cơ bản làm chậm thoái hóa khớp gối tiến triển nặng. Để khắc phục bệnh cần có những biện pháp chuyên sâu hơn.

Giảm cân đối với người thừa cân là yêu cầu đầu tiên người bệnh cần thực hiện.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện thoái hóa khớp gối làm giảm đau, chống viêm. Vật lý trị liệu có thể được áp dụng ở giai đoạn sớm. Điều trị kết hợp với phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp song song với điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp khác (thuốc). Các kỹ thuật của vật lý trị liệu có thể kể đến hiện nay như sau. Chiếu hồng ngoại, chườm nóng; luyện tập cơ, khớp, cố định khớp gối bị biến dạng, xoa bóp, co – gập, kéo căng, vận động khớp (đi bộ, bước lên cầu thang, đi xe đạp), kỹ thuật tập tạo thuận thần kinh cơ cảm thụ bản thể (PNF)…

Người bệnh chỉ được áp dụng vật lý trị liệu khi không có các biểu hiện sưng đau, viêm… đồng thời cần có sự theo dõi của người có chuyên môn, tránh trường hợp tự ý tập luyện, trong quá trình viêm đau, sai phương pháp… dẫn đến tổn thương, biến dạng khớp.

Phẫu thuật

Với những trường hợp thoái hóa khớp nặng, không thể can thiệp bằng các biện pháp thông thường như: khớp biến dạng, cứng khớp không thể cử động, thoái hóa khớp gối có kèm viêm bao hoạt dịch… người bệnh sẽ được tư vấn phẫu thuật. Có những phương pháp phẫu thuật khớp gối như: Phẫu thuật nội soi làm sạch, Phẫu thuật ghép tế bào sụn tự thân; Phẫu thuật ghép xương sụn; Phẫu thuật đục sửa xương trục. Đối với trường hợp bệnh nhân bị tổn thương khớp gối không thể hồi phục sẽ được chỉ định thay khớp nhân tạo. Các phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt với đối tượng là bệnh nhân lớn tuổi.

Trên đây là những kinh nghiệm chia sẻ của chúng tôi về bênh thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với đội ngũ bác sĩ chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

—–

🌻🌻 THAIBI CARE- THẨM MỸ DƯỠNG SINH NGŨ HÀNH 🌻🌻
🏡Địa chỉ: Số 36, Ngõ 133 Thái Hà, Hanoi, Vietnam
☎ Hotline: 024.6653.8855/0904.143.587
📩 Email: chamsoc@trilieudongy.com.vn